--a4 forever one love in my heart--
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

--a4 forever one love in my heart--

Đến để sẻ chia cùng a4
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TÀI LIỆU VĂN --4--

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 242
Join date : 06/04/2011
Age : 27
Đến từ : City of tears

TÀI LIỆU VĂN --4-- Empty
Bài gửiTiêu đề: TÀI LIỆU VĂN --4--   TÀI LIỆU VĂN --4-- EmptyMon May 30, 2011 4:58 pm

ĐỀ: Trình bày những suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.


BÀI VIẾT:


Trong những năm tháng gian khổ, khốc liệt của chiến tranh, gương mặt người tưởng chừng chỉ phủ đầy bụi đường và khói thuốc súng. Nhưng không, hơn thế nữa là đằng khác. Thật thế! Chính chiến tranh đã khiến gương mặt anh Sáu bị biến dạng và.. chính vết thẹo ấy đã làm cha con anh sau tám năm xa cách không nhận được nhau. Nguyễn Quang Sáng đã ghi lại rất chân thực và xúc động cảnh ngộ éo le của gia đình anh Sáu- và có lẽ là của nhiều gia đình khác thời bấy giờ- qua truyện “Chiếc lược ngà”. Truyện cho ta thấy được cái mãnh liệt, sâu sắc của tình phụ tử thiêng liêng trong bom đạn chiến tranh. Và hình tượng bé Thu- nhân vật trung tâm đã tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho truyện.
Bé Thu- một cô bé tám tuổi đáng yêu, xinh xắn nhưng cũng rất bướng bỉnh. Khi về thăm nhà, anh Sáu nôn nóng, vồ vập nhưng bé Thu lại không hề như vậy! Nó bất ngờ, hoảng sợ, gọi “Má!”. Nó nhìn anh Sáu với một cặp mắt xa lạ và cảnh giác. Trong tâm hồn bé Thu, chỉ có duy nhất một hình ảnh người ba mà nó biết trong tấm hình chụp chung với má nó trong ngày cưới. Nó không chịu nhận anh Sáu là ba, vì trong hình, ba nó không có vết thẹo dài trên má. Đằng này trên mặt anh Sáu lại chễnh chệ một vết thẹo dài thật đáng sợ. Phải chăng việc không nhận ba của bé Thu là sự ngây thơ của một cô bé đầy cá tính?!
Mặc cho má nhiều lần khuyên nhủ nhưng bé Thu vẫn một mực không gọi “người đàn ông mặt thẹo” kia là ba. Gay cấn hơn, trong tình thế bắt buộc nhưng nó vẫn nhất quyết không là không ( lúc chắt nước nồi cơm). Chính chi tiết nói trổng và tình huống chắt nước nồi cơm đã làm nổi bật sự đáo để hồn nhiên trong tâm hồn bé Thu.
Sự việc được đẩy lên cao trào khi bé Thu hất tung miếng trứng cá do anh Sáu gắp ra khỏi chén cơm. Không thể kìm nén được cơn thịnh nộ, anh Sáu đã đánh nó. Chi tiết này đã cho ta thấy được sự khát khao của người cha muốn được cảm nhận tình cha con. Cứ tưởng bé Thu sẽ khóc lên thật to. Nhưng không! Nó chẳng những không khóc mà còn “ngồi im, đầu cúi gằm xuống”, không hề khóc mà cũng không “đạp đổ mâm cơm”. “Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”. Lúc nhảy xuống xuồng, nó cố tình khua rổn rảng khi mở lòi tói. Tâm lí trẻ con thường là vậy ấy nhỉ!
Dân gian có câu “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, chúng biết; đành rằng bé Thu không biết được cái ác liệt của chiến tranh nhưng phải công nhận đây là một cô bé đầy cá tính. Phải chăng ở bé Thu chỉ đơn giản là sự gan góc và bướng bỉnh?!
Không!

Trong buổi sáng anh Sáu lên đường, “con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn, mọi người vây quanh ba nó. Vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa…”
Và…
“Ba…a…a…ba!”- “Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người”. Tới giờ, mọi người mới biết được nó thèm gọi ba như thế nào. Nó đã cố đè nén tiếng nói thân thương ấy bấy nhiêu năm nay. Nó chạy tới, ôm anh Sáu, hôn cùng khắp, cả cái vết thẹo nữa. Hẳn sẽ có nhiều người cho rằng tâm lí nhân vật bất đồng và thay đổi thất thường. Nhưng thật ra chẳng phải thế! Trước đây bé Thu kiên quyết không nhận ba vì anh Sáu không giống người cha mà nó đã từng thấy. Song, trái ngược nhưng vẫn nhất quán. Cũng chỉ vì quá yêu ba nên bé Thu mới như vậy. Cho nên, khi tiếng gọi như tiến xé kia cất lên, ta thấy nó thiếng liêng vô cùng. Và càng thiêng liêng, cao quý hơn khi đón chờ nó là cả tấm lòng thương yêu bao la, vô hạn của một người cha- một cán bộ cách mạng.
Qua đoạn trích, ta dễ dàng nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: yêu thương ba nhưng rạch ròi, cá tính mạnh mẽ. Bởi vậy nên mới nói Nguyễn Quang Sáng rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Và một lần nữa ta có thể khẳng định rằng, Nguyễn Quang Sáng là cây bút xuất sắc viết về đề tài chiến tranh. Đọc từng trang văn của ông, ta cảm nhận được sự ác liệt của chiến tranh, thấy được sự mất mát vô cùng to lớn và đau đớn của đồng bào ta. Vì chiến tranh mà con không nhận ra cha. Vì chiến tranh mà con mất cha. Nguyễn Quang Sáng đã giúp độc giả thấy được bộ mặt tàn bạo, cái tội ác tày trời của đế quốc Mĩ. Đồng thời, ông cho ta hiểu hơn về sự hi sinh thầm lặng của nhân dân ta, hiểu hơn về sự mãnh liệt của tình cảm gia đình trong bom đạn chiến tranh.
__VÂN HÀ__

P/S: Đây là bài viết t ko ưng ý nhất trong những bài tập làm văn. kết quả là chỉ đc 8.5đ
Về Đầu Trang Go down
https://9a4-thcs-tq.forumvi.net
 
TÀI LIỆU VĂN --4--
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÀI LIỆU VĂN --1--
» TÀI LIỆU VĂN --2--
» TÀI LIỆU VĂN --3--
» [Real Madrid] Cup vàng thành phế liệu !!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
--a4 forever one love in my heart-- :: Vì ngày mai tươi sáng ^^ :: Chia sẻ kinh nghiệm học tập-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất