--a4 forever one love in my heart--
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

--a4 forever one love in my heart--

Đến để sẻ chia cùng a4
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TÀI LIỆU VĂN --2--

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 242
Join date : 06/04/2011
Age : 27
Đến từ : City of tears

TÀI LIỆU VĂN --2-- Empty
Bài gửiTiêu đề: TÀI LIỆU VĂN --2--   TÀI LIỆU VĂN --2-- EmptyMon May 30, 2011 4:56 pm

ĐỀ: Phân tích bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh.



BÀI VIẾT:


Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự nhiên. Nó dịu dàng, man mác. Nó âm thầm, bền bỉ và đượm sắc thời gian. Nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như gia hòa, đồng điệu. Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một Chế Lan Viên “nghe thuyền em ra đi” (Lòng anh làm bến thu), một Xuân Diệu “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì” ( Đây mùa thu tới) thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang thu”. Với Hữu Thỉnh, khi đất tời sang thu cũng là lúc ông có nhiều suy ngẫm về cuộc đời mình và cuộc đời mỗi con người.
Nếu như trong thơ cổ, dấu hiệu về mùa thu là lá vàng rơi, là bầu trời trong xanh, là sắc thu,… thì với Hữu Thỉnh, dấu hiệu đầu tiên giúp ông cảm nhận đất trời sang thu lại là “hương ổi”- một mùi hương không mấy lạ lẫm với những người sống ở làng quê nông thôn.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về!”
Đâu đó trong không gian thanh bình của làng quê Việt Nam, Hữu Thỉnh bất giác nhận ra mùi hương ổi ngòn ngọt, dịu dịu, vấn vương khó tả, “phả” thành từng luồng đậm đặc “trong gió se”. Động từ “phả” được sử dụng rất đắt. Nó cho ta thấy được cái nồng nàn, cái đậm của mùi hương quen thuộc ấy. Nếu như hương ổi là yếu tố đầu tiên khơi nguồn cho dòng cảm xúc thu thì “gió se” là yếu tố thứ hai. “Gió se” là gió hơi khô và lạnh, thấm vào da thịt, tạo cho ta một cảm giác vừa hơi ấm nhưng vừa lành lạnh, một khí trời rất đỗi riêng biệt của đất trời ngày thu.
Có lẽ Hữu Thỉnh đang có những cảm nhận rất đặc biệt này vào buổi sớm mai tinh sương, khi mà ánh dương chưa lên, sương còn đọng trên lá cành. Trong thơ Hữu THỉnh, sương ở đây không phải là những giọt long lanh mà ta thường bắt gặp trong thơ ca. Với ông, “sương chùng chình qua ngõ.” Câu thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa, gắn kết cho sương những hoạt động như của con người. “Chùng chình” là một từ láy phụ âm đầu, diễn tả một trạng thái vận động chậm chạp, lưu luyến. Bằng thị giác, Hữu Thỉnh nhận ra sương như tụ lại thành đám và chưa kịp lan tỏa trong không gian ngõ hẹp. Như vậy, chỉ với ba yếu tố là “hương ổi”, “gió se”, “sương” và việc huy động tất cả các giác quan của mình, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta một cảm nhận khá rõ về sự giao mùa của đất trời lúc cuối hạ đầu thu. Nó dễ khiến người đọc bật lên cảm xúc “Ôi! Mùa thu đã về”. Đó là với độc giả, còn với Hữu Thỉnh thì lại khác. Một cách bày tỏ cảm xúc kín đáo, tế nhị, bâng khuâng khó tả- “Hình như thu đã về!”. “Hình như” là một tình thái từ cho thấy độ tin chưa cao của người nói đối với sự việc mình đang nói đến. Tại sao lại như thế? Có lẽ thu đến quá bất ngờ, đột nhiên không báo trước mà từ “bỗng” ở đầu bài thơ đã nói lên điều đó, làm cho tác giả chưa dám đối mặt, chấp nhận sự thật, rằng, mùa thu- khí thu- trời thu- hương thu đã dần trần về. Tâm trạng ấy cũng là một hiện tượng tâm lí của con người, và càng đặc biệt hơn khi đối với những người nhạy cảm, tinh tế như Hữu THỉnh.
Thu về, tất cả mọi chuyển động như chậm lại tạo nên bức tranh êm đềm, thanh bình của phút giao mùa:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Chữ “dềnh dàng” gần giống như chữ “chùng chình” ở khổ thơ thứ nhất, chỉ tác phong chậm chạp. Từ láy ấy có sức gợi tả sắc thái riêng của dòn sông bắt đầu vào thu. Nhà thơ mượn những từ mang ý nghĩa chậm chạp để diễn tả sự biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời lúc giao mùa. Hình ảnh những “đàn chim vội vã” mang ý nghĩa tương phản với sự chậm chạp của sương, của sông, nhưng nó góp phần tô đậm, bổ sung thêm cho cảnh giao mùa. Hình ảnh “Đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” là một hình ảnh độc đáo mà cái hay của nó khó có thể cắt nghĩa rõ ràng được. Có lẽ đó là hình ảnh đẹp nhất, đặc sắc nhất thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu, nửa còn lại ở hạ như một sự luyến tiếc khi sắp phải chia tay mùa hạ, nửa còn lại nằm ở mùa thu thanh bình, êm đềm. Ta dễ dàng liên tưởng đến tấm khăn voan của người thiếu nữ khi đọc hai câu thơ trên. Nó nhẹ nhàng, thanh thoát, mỏng manh nhưng đầy xúc cảm.
Từ hạ sang thu, tất cả mọi sự vật, hiện tượng đã thưa dần, vơi hẳn đi:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Cái nắng của mùa hạ đã dịu dần, những cơn mưa giông cũng vơi dần, tiếng sấm cũng giảm dần. Tất cả như để làm nổi bật cái hình ảnh “hàng cây đứng tuổi”. Hai dòng thơ cuối bài rất đẹp và mang ý nghĩa rất sâu sắc, là cái hồn của cả bào thơ. “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”. “Sấm” – âm thanh thường đi kèm với những cơn mưa giông mùa hạ- không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Mùa thu đã bắt đầu nhuộm buồn những hàng cây, nhìn giống như chúng đã “đứng tuổi”. Từ hình ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thơ còn gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn: con người cũng đứng tuổi, đã từng trải thì cũng ít bị chấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời. Bốn màu luân chuyển lặng lẽ, bỗng chợt thu. Đời người vội vã, bộn bề lo toan, bỗng một ngày nhận ra mái tóc bạc pha sương, sững sờ mình đã “sang thu”. Phải chăng bài thơ chỉ đơn thuần là sang thu của thiên nhiên đất trời?
Bằng việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ, cách cảm nhận mới mẻ, sử dụng từ ngữ đắt, chỉ với 12 câu thơ thôi, nhà thơ Hữu Thỉnh đã đem đến cho người đọc một cảm nhận rất riêng về mùa thu. Những ai đã và đang hay chưa yêu mùa thu hãy để cảm xúc của mình lắng đọng lại, hòa theo những cảm xúc ấy của Hữu Thỉnh. Bài thơ không chỉ là sang thu của đất trời, của lòng người mà còn là sang thu của đất nước. Hơn thế nữa, bài thơ còn cho ta những suy ngẫm, chiêm nghiệm rất sâu sắc về cuộc đời và con người. Nó chẳng khác nào một triết lý sống ở đời, để mỗi người tự soi rọi vào và sống tốt hơn. “Sang thu”- bản giao mùa không tên mà thì thầm triết lí là như vậy!

__VÂN HÀ__
Về Đầu Trang Go down
https://9a4-thcs-tq.forumvi.net
 
TÀI LIỆU VĂN --2--
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÀI LIỆU VĂN --1--
» TÀI LIỆU VĂN --3--
» TÀI LIỆU VĂN --4--
» [Real Madrid] Cup vàng thành phế liệu !!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
--a4 forever one love in my heart-- :: Vì ngày mai tươi sáng ^^ :: Chia sẻ kinh nghiệm học tập-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất