--a4 forever one love in my heart--
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

--a4 forever one love in my heart--

Đến để sẻ chia cùng a4
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TÀI LIỆU VĂN --1--

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 242
Join date : 06/04/2011
Age : 27
Đến từ : City of tears

TÀI LIỆU VĂN --1-- Empty
Bài gửiTiêu đề: TÀI LIỆU VĂN --1--   TÀI LIỆU VĂN --1-- EmptyMon May 30, 2011 4:54 pm

Đề: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.


Bài viết:



“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.”
Quả là như vậy! Bởi lẽ sinh thời, Bác luôn nói rằng “Miền Nam trong trái tim tôi”. Ấy mới thấy được cái tình cảm sâu nặng đến ruột thịt ấy của Bác với nhân dân miền Nam. Nhưng đáng tiếc thay, cái tâm nguyện được vào thăm nhân dân miền Nam sau ngày đất nước hòa bình Bác lại không thành hiện thực. Bác đã ra đi trong niềm thương tiếc của toàn thể dân tộc. Và Viễn Phương- một người con mảnh đất An Giang, trong lần “ra thăm lăng Bác” khi lăng vừa được khánh thành (1976) đã ghi lại rất thực, rất sâu sắc tình cảm, nỗi lòng của mình qua bài thơ “Viếng lăng Bác”. Phải chăng bài thơ cũng chính là tiếng lòng, là niềm thành kính, biết ơn vị cha già vô vàn kính yêu- Hồ Chí Minh, của toàn thể đồng bào miền Nam? Có lẽ là thế thật!
Từ miền Nam, sau những mưa bom lửa đạn của đế quốc Mĩ, sau những chiến đấu anh dũng của nhân dân ta, Viễn Phương hành hương ra đất Bắc:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
À! Thì ra là Viễn Phương đến thăm Bác đây mà! Và cũng có thể là ra báo tin đất nước mình đã hòa bình, non sông mình đã thống nhất một dải với Bác ấy chứ.
Đọc câu thơ đầu tiên, ta thấy sao mà gần gũi, thân mật quá! Nhà thơ xưng “con”, gọi “Bác”, cứ thể như người một nhà ấy nhỉ!... Bác đã mất, ai trong chúng ta cũng biết điều đó. Nhưng Viễn Phương lại không nói là ra “viếng” Bác, thay vì thế, ông nói là ra “thăm” Bác. Ông không muốn ai cũng đau xót, ám ảnh bởi sự ra đi của Người. Thế nên ở đây Viễn Phương đã sử dụng lối nói giảm nói tránh… Đến Ba Đình, vào lăng Bác, hình ảnh đập vào mắt nhà thơ đầu tiên là hình ảnh “hàng tre xanh xanh”, đứng quanh lăng Bác thẳng tắp một hàng. Bên cạnh ý nghĩa tả thực về hàng tre ở lăng Bác, Viễn Phương còn muốn nói đến những con người Việt Nam đang đứng canh giữ giấc ngủ của Bác. Hàng tre ấy chính là quê hương, xóm làng, là “hương đồng cỏ nội” Việt Nam. Bởi lẽ đó, về với Bác là về với cội nguồn, về với làng quê Việt Nam thanh bình.
Theo dòng người rồi Viễn Phương cũng được vào lăng viếng Bác. Đứng bên di hài của Bác, nỗi đau cứ cuộn trào, nước mắt tưởng chừng như đầm đìa. Nhưng Viễn Phương đã cố đè nén nỗi đau đớn ấy bằng một loạt ý thơ tuyệt đẹp:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
Ở khổ thơ thứ hai, ta bắt gặp hình ảnh “mặt trời” xuất hiện hai lần. Mặt trời ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, đất trời, là mặt trời với ý nghĩa tả thực. Còn “mặt trời” ở câu thơ thứ hai ý chỉ về Bác. Bác là “mặt trời” soi sáng con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Bác là “mặt trời”, đem đến ánh sáng của độc lập, tự do, ánh sáng của ấm no hạnh phúc cho dân tộc, đồng bào Việt Nam. Và ở khổ thơ sau đó, ta lại bắt gặp hình ảnh “trời xanh”. Ở đây, Viễn Phương cũng muốn nói về Bác. “Trời xanh” cho thấy cái vĩ đại của Người. Sự nghiệp của Người là bất tử, là bất diệt như chính hình ảnh của Người trong tâm tưởng mỗi đứa con Việt Nam vậy! Quay lại khổ thơ thứ hai, ta lại thấy xuất hiện một hình ảnh ẩn dụ khá đặc sắc nữa. Đó là hình ảnh “tràng hoa”. Những đoàn người vào lăng viếng Bác ai nấy cũng đẹp, cũng thanh cao, ai cũng có tâm hồn sáng trong tựa “vầng trăng dịu hiền”. Tố Hữu đã từng viết “Ta bên Người, Người tỏa sáng bên ta”. Quả không sai! Bác có một tâm hồn cao đẹp, suốt một đời vì non sông, dân tộc, không một chút vụ lợi cá nhân. Và có lẽ mỗi con người Việt Nam ai cũng đều thế cả!? Và cũng chính tâm hồn đẹp đẽ đã kết nên “tràng hoa” dâng lên Người. Nhịp thơ nhẹ nhàng, dàn trải cứ như những bước chân chậm rãi của “dòng người” vào lăng. Vì sao ư? Bởi ai cũng muốn giữ thêm cho mình ít phút được ở bên Bác, được ngắm nhìn chân dung của vị danh nhân văn hóa thế giới. Và rồi, cứ tưởng những sáng tạo, những hình ảnh đẹp đẽ ấy sẽ làm vợi đi nỗi đau. Nhưng không!!! Quá đau đớn, Viễn Phương đã phải thốt lên nghẹn ngào:
“Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Không một hình ảnh, không một từ ngữ nào có thể che giấu được nỗi đau đớn này. “Mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” đều là những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên, và nó là bất diệt, là “mãi mãi”. Nhưng có một sự thật phũ phàng là Bác đã ra đi, Bác đã sang cõi vĩnh hằng rồi! Đọc tới đây, chắc ai cũng xúc động nghẹn ngào, ai cũng rơm rớm nước mắt. Bởi lẽ cảm xúc nó quá thực, nó rất chân thành, nỗi đau quá lớn. Đó chính là nỗi đau của một đứa con về muộn bên di hài người cha yêu dấu!
Nếu như cứ tiếp tục nhịp thơ và giọng thơ như vậy, e rằng bài thơ sẽ kết thúc trong bi lụy và ám ảnh, đẫm nước mắt. Vậy nên Viễn Phương đã thay đổi giọng thơ. Tuy nhiên, ta vẫn thấy phảng phất đâu đấy một chút của sự lưu luyến, đau đớn:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim ca hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn. Đó đã là một qui luật tất yếu của cuộc sống rồi! Nhưng lòng người thì chẳng muốn rời xa, nỗi luyến tiếc cứ dâng trào. Rồi ngày mai, Viễn Phương sẽ phải trở về quê hương miền Nam. Nhưng có lẽ tâm hồn ông sẽ ở lại. Ông sẽ hóa thân thành “con chim” để đem đến tiếng hát trong trẻo, đem đến những âm thanh đẹp đẽ nhất cho Bác. Ông sẽ hóa thân thành “bông hoa” để tô điểm quanh lăng Bác, để tỏa những mùi hương nồng nàn, êm dịu. Và hơn hết, ông muốn hóa thân thành “cây tre trung hiếu” để được canh giữ giấc ngủ nghìn thu của Người. Nếu như ở đầu bài thơ hình ảnh “hàng tre” là ấn tượng đầu tiên đối với nhà thơ khi đặt chân đến lăng Bác, thì kết thúc bài thơ, lại một lần nữa hình ảnh “hàng tre” thân quen lại xuất hiện. Đó là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Không phải là tre bình- thường mà lại là “cây tre trung hiếu”. Cây tre ấy chẳng ai khác chính là tượng trưng của những con người Việt Nam như đã nói ở trước. Nhưng ước nguyện ấy chắc cũng đâu phải là riêng của Viễn Phương, mà đó chính là tiếng lòng, là ước nguyện của toàn thể đồng bào miền Nam. Từ đau thương, Viễn Phương đã thể hiện được niềm thành kính, nỗi lòng và sự khát khao của mình nói riêng và của nhân dân miền Nam nói chung. Từ đau thưng mà biến thành hành động là như vậy!
Khép lại bài thơ, ta đã thấy được trái tim chân thành của nhà thơ, thấy được những cảm xúc rất thực của đứa con miền Nam lần đầu ra thăm lăng Bác. Bằng một loạt hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, với nhịp thơ và giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, bài thơ đã để lại trong lòng độc giả nhiền dư vị khó quên. Có lẽ cũng chính bởi lẽ đó mà bài thơ đã được phổ nhạc rất thành công. “Viếng lăng Bác”- trang thơ tuyệt đẹp!

VÂN HÀ
Về Đầu Trang Go down
https://9a4-thcs-tq.forumvi.net
 
TÀI LIỆU VĂN --1--
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÀI LIỆU VĂN --3--
» TÀI LIỆU VĂN --4--
» TÀI LIỆU VĂN --2--
» [Real Madrid] Cup vàng thành phế liệu !!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
--a4 forever one love in my heart-- :: Vì ngày mai tươi sáng ^^ :: Chia sẻ kinh nghiệm học tập-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất